10:09, 29/09/2019

5 sai lầm khi ăn thịt vịt cực kì tai hại nhiều người mắc phải

Thịt vịt là một món ăn giàu chất dinh dưỡng và phổ biến nhưng một số điều kiêng kị khi ăn thịt vịt cần biết để tránh gây hại sức khỏe.

Thịt vịt là một món ăn giàu chất dinh dưỡng và phổ biến nhưng một số điều kiêng kị khi ăn thịt vịt cần biết để tránh gây hại sức khỏe.

 

Những sai lầm khi ăn thịt vịt có thể làm mất tác dụng của loại thực phẩm này. Ảnh: foody.vn.
Những sai lầm khi ăn thịt vịt có thể làm mất tác dụng của loại thực phẩm này. Ảnh: foody.vn.

 

Theo Livestrong, vịt là loại gia cầm được dùng làm thực phẩm phổ biến thứ ba trên thế giới. Đây được xem là một loại thực phẩm lành mạnh, rất giàu protein, axit béo omega thiết yếu, và các vitamin, khoáng chất khác nhau.
 
Ngoài ra, thịt vịt có chứa chất béo thiết yếu lành mạnh, như axit béo omega-3 và omega-6. Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, những chất dinh dưỡng này có thể có lợi hay hại còn dựa trên cách bạn sử dụng và thể trạng cơ thể bạn.
 
Vì thế, mọi người cần nắm rõ những điều cấm kị khi ăn thịt vịt sau đây.
 
Không ăn da cổ vịt
 
Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
 
Không ăn phao câu vịt nhiều
 
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
 
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi.
 
Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt
 
Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
 
Kiêng ăn thịt vịt khi mới phẫu thuật
 
Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.
 
Người có hệ tiêu hóa kém lưu ý khi ăn thịt vịt
 
Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra, thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.
 
Theo Lao động