Chất sừng keratin, thành phần chính tạo nên sợi tóc dễ bị tác động, lão hóa khi sức khỏe suy yếu.
Mái tóc phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể. Nếu bạn để ý tới những thay đổi ở tóc sẽ biết được tình trạng sức khỏe.
Chất sừng keratin, thành phần chính tạo nên sợi tóc dễ bị tác động, lão hóa khi sức khỏe suy yếu.
Mái tóc phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể. Nếu bạn để ý tới những thay đổi ở tóc sẽ biết được tình trạng sức khỏe.
Tóc khô, mỏng, rụng
Tóc mỏng đi nhiều nếu cơ thể thiếu sắt hoặc protein, hay gặp ở những người bị rối loạn về ăn uống. Đó là do tình trạnh thiếu dinh dưỡng đã buộc cơ thể phải hao tổn lượng protein bằng cách hạn chế sự mọc tóc. Tóc rụng quá nhiều có liên quan đến stress hoặc mất cân bằng nột tiết tố liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang, hay bệnh về tuyến giáp.
Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn rối loạn về tuyến giáp hay rối loạn nội tiết hoặc có triệu chứng cụ thể, thì nên đi khám để được điều trị tốt. Khi đã kiểm soát được bệnh thì tóc sẽ mọc trở lại. Dùng một số loại thuốc, ví dụ thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm cũng gây rụng tóc.
Tóc bị nhờn, chẻ ngọn, thưa và bạc sớm
Dấu hiệu phản ánh cơ thể đang thiếu chất. Tóc thưa là do thiếu sắt, kẽm, protein và vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Chế độ ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất khiến tóc thiếu protein để nuôi dưỡng nên càng ngày càng khô, chẻ ngọn và xơ.
Tóc yếu
Tóc sẽ mất sự bóng mượt nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước. Khi bạn thấy nóng trong người, thiếu năng lượng, tóc xỉn màu đi, đổ mồ hôi ban đêm thì có thể do thiếu nước. Tóc thiếu nước cũng dễ gãy.
Tóc bạc gần trán
Những ai có bệnh ở dạ dày như đau rát dạ dày, đau bụng, trướng bụng, nhạt miệng hay táo bón, thì tóc gần trán hay bị bạc.
Tóc bạc ở hai bên mai
Những người bị nóng gan thường biểu hiện nóng tính, khó chịu, khô miệng, đắng miệng, khô lưỡi, mắt cay, dần dần sẽ khiến tỳ vị bị thương tổn. Họ sẽ bị bạc tóc ở hai bên mai.
Theo VnExpress