Một quả táo mỗi ngày thật sự ngăn chúng ta đến "thăm" bác sĩ. Các hướng dẫn về sức khỏe mới còn cho thấy ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Một quả táo mỗi ngày thật sự ngăn chúng ta đến "thăm" bác sĩ. Các hướng dẫn về sức khỏe mới còn cho thấy ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Các loại thực phẩm và đồ uống khác, chẳng hạn như sữa chua, pho mát và trà hoặc cà phê thường xuyên, cũng đang được đề nghị hạn chế trong các hướng dẫn về sức khỏe mới được thiết kế để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Theo naturalnews, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford và Tổ chức Bệnh tiểu đường (Anh) đưa ra những hướng dẫn mới dựa trên bằng chứng từ hơn 500 nghiên cứu khoa học.
Pamela Dyson, chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng tại Đại học Oxford, đồng thời là đồng chủ tịch của các hướng dẫn trên, nói rằng đây hướng dẫn đầu tiên về sức khỏe liệt kê những thực phẩm cụ thể nào có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này và nó cũng liên quan đến chứng béo phì.
Các hướng dẫn mới khuyên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn và trái cây và rau quả như táo, nho, quả việt quất và rau lá xanh. Ngoài ra, ăn các sản phẩm từ sữa, như sữa chua và phô mai, và uống trà hoặc cà phê với liều lượng vừa phải có thể có lợi.
Hơn nữa, hướng dẫn khuyến cáo việc ăn ít thịt đỏ, thực phẩm chế biến, đồ uống có đường, khoai tây - đặc biệt là khoai tây chiên - và carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và gạo trắng. Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao cũng nên giảm cân và tăng cường hoạt động thể dục hằng ngày và mức độ tập thể dục.
Bệnh tiểu đường là bệnh mà đường huyết, hoặc lượng đường huyết quá cao. Glucose thu được từ thực phẩm bạn ăn, đó là lý do tại sao một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Insulin, một loại hoóc môn được sản sinh bởi tuyến tụy, giúp glucose đi vào tế bào để cung cấp năng lượng. Đôi khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc không hề có, hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Do đó, glucose nằm trong máu và không tiếp cận được với tế bào. Có quá nhiều glucose trong máu gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Nó có thể gây hại cho mắt, thận và thần kinh. Có ba loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất: bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường loại 2, và bệnh tiểu đường lúc mang thai.
Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất insulin. Với loại bệnh tiểu đường này, hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin. Mặc dù nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường được chẩn đoán ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần phải dùng insulin mỗi ngày để sống sót.
Trong bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách. Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Loại bệnh tiểu đường này có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, ngay cả trong thời thơ ấu, mặc dù nó thường phát triển ở người trung niên và người già.
Cuối cùng, bệnh tiểu đường thai kỳ là loại bệnh tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Thông thường, bệnh này biến mất sau khi sanh. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường loại này thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong cuộc đời.
Theo Thanh niên