Khi có tuổi, khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể từ thức ăn sẽ giảm. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ từ 40 đến 59 tuổi có nguy cơ cao thiếu B12. Kết quả của việc thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi có tuổi, khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể từ thức ăn sẽ giảm. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ từ 40 đến 59 tuổi có nguy cơ cao thiếu B12. Kết quả của việc thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin B12 thúc đẩy tạo năng lượng nên nó thường được coi như là vitamin “năng lượng”. Bên cạnh đó, nó được xem như là một công cụ giảm cân hiệu quả. Vitamin B12 có vai trò vô cùng quan trọng đối với các chức năng của cơ thể giúp: tiêu hóa đúng cách; hấp thụ sắt; chuyển hóa chất béo và carbohydrate; sự tăng trưởng và hình thành thần kinh; hệ thống sinh sản khỏe mạnh ở phụ nữ; tuần hoàn máu; sự hình thành hồng cầu; hệ thần kinh khỏe mạnh.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt B12. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể dựa vào vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đến các cơ quan. Nếu không có đủ oxy trong tế bào, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc.
Tê cứng chân tay
Một số bệnh nhân được chẩn đoán thiếu hụt B12 có cảm giác như điện đang chạy từ đầu đến chân. Một số khác cảm giác tê cứng chân tay như kim châm. Những cảm giác này là do tổn thương dây thần kinh xảy ra do thiếu vitamin B12.
Vấn đề thị giác
Những người thiếu vitamin B12 cảm thấy thay đổi thị giác như lóa mắt hoặc mờ mắt, nguyên nhân bởi thiếu vitamin B12 dẫn đến các vấn đề về thị giác.
Vàng da
Khi cơ thể thiếu vitamin B12, nó mất khả năng sản xuất tế bào. Sự suy giảm các tế bào hồng cầu gây ra da vàng và là một dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12.
Mất trí nhớ
Mất trí nhớ thường do thiếu vitamin B12, đặc biệt ở những người trẻ. Nếu bạn thường nhớ trước quên sau, khó khăn trong việc ghi nhớ một thông tin nào đó thì có khả năng thần kinh não bị suy giảm do thiếu hụt vitamin B12.
Dễ căng thẳng và hay khóc
Thiếu B12 sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất chất serotonin và dopamine, một loại dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng. Từ đó, gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe tinh thần, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc chứng bất an, lo lắng, dễ xúc động...
Chóng mặt
Cảm giác chóng mặt là dấu hiệu của sự thiếu oxy trong máu. Nếu cơ thể không có sự bảo vệ của vitamin B12 thì các dây thần kinh trong tủy sống phân nhánh xuống các chi sẽ bị giảm thiểu chức năng hoạt động, cơ thể không còn làm chủ hoàn toàn bước đi nên đôi khi sẽ dẫn đến hiện tượng loạng choạng, vấp ngã, run rẩy và thậm chí còn choáng váng, chóng mặt.
Da nhợt nhạt
Sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu làm giải phóng các sắc tố bilirubin khiến cho da nhợt nhạt.
Lưỡi mềm và đỏ
Khoảng một nửa số người bị thiếu hụt nghiêm trọng B12 lưỡi bị đỏ, đau nhức, đặc biệt là ở mặt sau của lưỡi. Phụ nữ bị thiếu hụt B12 có thể bị giảm cân vì cảm giác ăn không ngon. Trong trường hợp bạn nhận thấy những thay đổi về khẩu vị và thường có cảm giác chán ăn, rất có thể bạn thiếu vitamin B12.
Nguồn thực phẩm chứa vitamin B12
Thịt: gà tây, thịt cừu, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, dê
Sữa: sữa chua, phô mai, sữa bò...
Trứng: đặc biệt là lòng đỏ
Hải sản: sò điệp, cá mòi, tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết.
Theo An ninh Thủ đô