10:11, 15/11/2017

Dọc mùng trị phong thấp

Dọc mùng hay còn gọi là môn bạc hà, môn ngọt, có tên khoa học là Alocasia odora, thuộc họ ráy.

Dọc mùng hay còn gọi là môn bạc hà, môn ngọt, có tên khoa học là Alocasia odora, thuộc họ ráy.
 
Dọc mùng hay còn gọi là môn bạc hà, môn ngọt, có tên khoa học là Alocasia odora, thuộc họ ráy. Lá to bản hình mũi tên, dài 30-90cm, giữa có gân chạy dọc theo chiều dài của lá. Cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè.
 
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt, giải khát. Bên cạnh đó, trong khoảng 100g dọc mùng chứa 95g nước, 0,25g protein và lượng bột đường là 3,8g. Dọc mùng cũng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt... và một số chất khác có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ, có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol, cản trở quá trình hấp thu các chất này trong ruột.
 
 
Dọc mùng trị phong thấp
Dọc mùng trị phong thấp
 
 
Bẹ dọc mùng khô héo gọi là phùng thu can, có tác dụng thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt, an toàn. Thân và lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, giảm ho đờm khó thở, trừ giun… Ngoài ra, đối với người bị cảm cúm hoặc sưng khớp xương do phong thấp, mỗi lần dùng 10-15 g dược liệu khô hay 60-90 g thân rễ tươi, dạng thuốc sắc uống.
 
Theo Giao thông