Ngoài sự đáng yêu, niềm vui mà thú cưng mang lại cho con người thì chúng cũng có thể gây bệnh tật không mong muốn. Dưới đây là 7 bệnh nguy hiểm bạn có thể mắc từ thú cưng.
Ngoài sự đáng yêu, niềm vui mà thú cưng mang lại cho con người thì chúng cũng có thể gây bệnh tật không mong muốn. Dưới đây là 7 bệnh nguy hiểm bạn có thể mắc từ thú cưng.
Nhiễm vi khuẩn Salmonella
Nhiều người cho rằng nhiễm Salmonella là do thịt chưa được nấu chín, tuy nhiên bạn có thể mắc nó từ động vật nuôi trong nhà. Salmonella là một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, khuẩn Salmonella có trong phân động vật, tồn tại khi ở môi trường bên ngoài và có thể bám trên lông của chúng. Nếu bạn không rửa tay sau khi chạm vào một con vật bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Để giảm nguy cơ, hãy rửa tay kỹ, nhất là sau khi tiếp xúc với phân động vật.
Giun móc
Bạn có thể bị nhiễm trùng giun móc từ phòng bơi, phòng thay quần áo cũng như thú nuôi bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu nhận biết là trên da xuất hiện các phát ban đỏ, đậm màu ở trung tâm, gây ngứa, sốt, ho giống như bị hen. Ở giai đoạn đầu nhiễm giun móc có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc. Ngoài ra, hãy theo dõi các vết bẩn ngứa, đỏ hoặc vẩy trên da hoặc các vết loang bị vỡ. Nhiễm giun móc thường phản ứng tốt với các phương pháp điều trị tại chỗ.
Bệnh mèo cào
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 40% mèo mang vi khuẩn gây ra nhiễm trùng này. Con người có thể bị nhiễm bệnh khi bị cắn, cào hoặc liếm vào vết thương hở. Khi nhiễm bệnh, bạn có thể thấy vết thương phồng lên và chuyển sang màu đỏ. Bệnh có thể chỉ gây cúm nhẹ, nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng, không nên để mèo cắn, cào hoặc tiếp xúc với chúng khi có vết thương ở ngoài da. Khi bị mèo cào, gây vết xước cần rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng.
Bệnh Lyme
Bạn có thể mắc bệnh Lyme từ những con ve sống trên vật nuôi. Những con ve này thường xuất hiện ngoài trời của con vật cưng và có thể ẩn trong lông trong một thời gian dài. Nếu bạn bị mắc bệnh, bạn có thể gặp ít hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, bạn có thể thấy một cơn bùng phát trên da, sốt, hoặc đau cơ/khớp. Để bảo vệ, tránh mang vật nuôi đến những khu vực nhiều cỏ cây, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè, tắm và vệ sinh cho vật nuôi để loại bỏ ve.
Nhiễm giun sán
Những con giun này sống bên trong đường tiêu hóa như là một ký sinh trùng, và ấu trùng của chúng được truyền vào phân của con vật cưng. Giun sán có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau cơ khớp, thiếu máu, phát ban nổi mụn ngoài da. Nếu nuôi thú, bạn nên dùng bao tay và đi ủng cẩn thận khi dọn phân của chúng. Bạn cũng có thể nhiễm giun sán từ vật nuôi khi đi bộ bằng chân đất.
Nhiễm Toxoplasmosis
Bệnh này xảy ra khi bị nhiễm ký sinh trùng ký sinh phổ biến ở vật nuôi, đặc biệt là mèo. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ, nhưng có thể có các biến chứng nguy hiểm nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai. Với căn bệnh này, quy tắc tốt nhất là phòng ngừa.
Cần tắm rửa sạch sẽ cho mèo hàng ngày, sử dụng găng tay nếu cần, và tránh tiếp xúc trực tiếp với phân động vật. Ngoài ra, hãy rửa tay thật kỹ sau khi làm vườn. Nếu mang thai, tuyệt đối tránh tiếp xúc với phân vật nuôi.
Bệnh dại
Virus này lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương của cả động vật và người và có thể gây tử vong. Để ngăn ngừa bệnh dại, tất cả thú nuôi cần được tiêm vaccine bệnh dại và tránh xa các động vật hoang dã.
Theo An ninh Thủ đô