Tăng huyết áp và gan nhiễm mỡ là hai căn bệnh thường gặp và được gọi là "cặp đôi nguy hiểm" khi chúng cùng song hành với nhau.
Tăng huyết áp và gan nhiễm mỡ là hai căn bệnh thường gặp và được gọi là “cặp đôi nguy hiểm” khi chúng cùng song hành với nhau.
Ảnh minh hoạ: Internet |
Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, nếu có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giữ được sức khỏe ổn định và tránh được tai biến. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn chế độ ăn cho từng loại bệnh:
Với người bệnh tăng huyết áp:
1. Ăn nhạt, tránh món ăn nhiều muối
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, người Việt Nam vốn dĩ ăn mặn hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nhưng với người bị bệnh tăng huyết áp đặc biệt lưu ý chế độ ăn nhạt và nên điều chỉnh cách chế biến trong khẩu phần ăn, chỉ nên ăn độ mặn bằng một nửa người bình thường.
2. Hạn chế đồ hộp
3. Tránh ăn các loại nội tạng động vật
4. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín
Rau xanh là thực phẩm quan trọng cung cấp kali và lợi tiểu, người bệnh tăng huyết áp nên chọn rau có màu xanh thẫm.. Người trưởng thành cần ăn ít nhất 300mg rau xanh 1 ngày bởi chúng rất giàu vitamin và khoáng chất.
5. Vận động hợp lý
Với người bị tăng huyết áp, cần phải vận động hợp lý, nếu kiểm soát huyết áp tốt thì vận động rất có lợi cho sức khỏe. Tốt hơn hết người bệnh nên có sự tư vấn của chuyên gia.
Với người bệnh gan nhiễm mỡ:
1. Nên bổ sung đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu đỗ...
2. Chế độ ăn giàu vitamin
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Rau xanh còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình người từ tuổi 50 cần khoảng 300 - 400g rau xanh, 200 - 300g trái cây mỗi ngày.
3. Đồ uống
Nên chọn các loại nước có lợi cho gan như atiso, trà nụ vối, và tránh các loại đồ uống ngọt.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh tăng huyết áp và gan nhiễm mỡ, người dân cần đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu và điều trị dứt điểm khi có biểu hiện tăng huyết áp. Đồng thời, cần điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự động bỏ thuốc, thay thuốc hoặc thay liều lượng điều trị.
Ngoài ra, để cơ thể khỏe mạnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể hàng ngày, có lối sống lành mạnh. Ăn đầy đủ, cân đối, đa dạng 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất...
Theo Sức khỏe & Đời sống