11:04, 02/04/2016

Sứa biển - vị thuốc quý chữa loét dạ dày

Sứa biển hay còn gọi là hải triết, thủy mẫu có tính bình, vị mặn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm hạ huyết.

Sứa biển hay còn gọi là hải triết, thủy mẫu có tính bình, vị mặn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm hạ huyết.
 
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Rong sứa biển có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na, choline, chứa nhiều iot.
 
Theo Đông y, sứa vị mặn, tính bình, vào phế can thận. Lớp vỏ ngoài của hải triết gọi là hải triết bì vị mặn, tính bình có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, khu phong trừ thấp.
 
Sưa biển dùng cho các trường hợp ho suyễn nhiều đờm (hen suyễn, viêm khí phế quản, viêm họng) táo bón đầy bụng, phù nề, viêm sưng hạch.
 
Sứa biển chữa ho có đàm lâu ngày
 
100 g sứa cùng một ít củ cải trắng. Cách làm: Sứa rửa sạch, củ cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi cho cả hai vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn lại khoảng 2 chén nước thì dừng. Chia làm 2 lần trong ngày, dùng liền 7 ngày là một liệu trình có công dụng chữa ho lâu ngày có đàm.
 
Món ăn này còn giúp chữa viêm phế quản mạn tính
 
Sứa biển trị táo bón
 
Dùng 30g sứa, 60g mã thầy, 60g sinh địa. Cách làm: Sứa và mã thầy làm sạch, sau đó cùng cho vào nồi nấu canh với sinh địa, nêm nếm để ăn. Dùng liền mấy ngày có công dụng trị táo bón. 
 
Sứa biển chữa tăng huyết áp
 
Sứa 50g, củ năn 50g, tây dương sâm 10g, gừng 5g, hành 10g, dầu 30g. Sứa thái miếng, củ năn gọt vỏ ngoài thái mỏng, gừng đập nát. Sào sứa, củ năn, tây dương sâm, sau đó cho gừng, hành, muối vừa đủ. 3 ngày ăn một lần.
 
Sứa biển giúp chữa viêm loét dạ dày
 
Dùng 0,5kg da sứa, 0,5kg táo tàu cùng 250gr đường đỏ. Sứa rửa sạch, thái lát; táo rửa sạch; cho sứa, táo, đường, nấu thành keo. Mỗi lần dùng khoảng 10g, một ngày dùng 2 lần, dùng liền trong nhiều ngày cho những người viêm loét dạ dày.
 
Lưu ý: Không sử dụng sứa biển tươi (chưa được chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống. Và chỉ sử dụng sứa biển đã qua 3 lần ngâm trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem làm các món ăn để tránh bị ngộ độc.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống