Người lao động tham gia cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật trong thời gian tham gia đình công.
Người lao động tham gia cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật trong thời gian tham gia đình công.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Trong đó, Chính phủ quy định việc xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục.
Nghị định quy định rõ, khi xét thấy việc tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công xảy ra không tuân theo quy định tại Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo ngay cho Chủ tịch UBND cấp huyện và Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao nơi xảy ra cuộc đình công.
Ngay sau khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao nơi xảy ra cuộc đình công kiểm tra sự việc. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được chỉ đạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện kết quả kiểm tra.
Trường hợp cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục thì trong thời hạn 12 giờ, sau khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục.
Trong thời hạn 12 giờ, sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch UBND cấp huyện.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao nơi xảy ra cuộc đình công, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ cở để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên giải quyết.
Mức bồi thường không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
Nghị định quy định, người lao động tham gia cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật trong thời gian tham gia đình công.
Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 của Bộ luật lao động và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 98 của Bộ luật lao động thì những người lao động phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo chinhphu.vn