Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn vừa được Chính phủ ban hành, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng.
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn vừa được Chính phủ ban hành, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 1 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 2 năm.
Đưa tin thất thiệt về giá cả hàng hóa phạt đến 100 triệu đồng
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Cũng đối với các hành vi vi phạm trên nhưng trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác thì mức phạt cao gấp nhiều lần, cụ thể là phạt từ 75 - 100 triệu đồng.
Phạt đến 120 triệu đồng với hành vi xuất khẩu gạo thấp hơn giá sàn
Cũng theo Nghị định, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 80 - 120 triệu đồng đối với hành vi xuất khẩu gạo thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
Gian lận, trốn nộp phí, lệ phí bị phạt tiền từ 1 - 3 lần số tiền gian lận
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi: Không công khai chế độ thu phí, lệ phí theo quy định; niêm yết hoặc thông báo không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho người nộp phí, lệ phí.
Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế; thời gian nộp tiền phí, lệ phí.
Đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp. Mức phạt tối đa là 50 triệu đồng.
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp phạt đến 50 triệu đồng
Theo Nghị định, các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 2-50 triệu đồng. Cụ thể, nếu không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng sẽ bị phạt từ 2-4 triệu đồng. Đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập thì phạt từ 6 - 8 triệu đồng.
Mức phạt từ 20 - 50 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 9-11-2013.
Theo chinhphu.vn