Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, trong đó quy định cụ thể 2 hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc là đối thoại tại nơi làm việc và hội nghị người lao động.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, trong đó quy định cụ thể 2 hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc là đối thoại tại nơi làm việc và hội nghị người lao động.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động.
Hội nghị này được tổ chức 12 tháng/lần theo hình thức hội nghị toàn thể đối với doanh nghiệp có dưới 100 lao động hoặc theo hình thức hội nghị đại biểu đối với doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên.
Các đại biểu tham dự Hội nghị người lao động sẽ thảo luận tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp; kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;...
Tại Hội nghị này cũng sẽ thảo luận về điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, đề xuất của mỗi bên.
Nội dung đối thoại định kỳ
Ngoài hội nghị người lao động, Nghị định cũng quy định cụ thể việc đối thoại tại nơi làm việc.
Cụ thể, đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 3 tháng/lần để trao đổi, thảo luận về các nội dung như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.
Khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày.
Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị người lao động thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định số lượng thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại. Số lượng thành viên đại diện mỗi bên phải có ít nhất là 3 người.
Ngoài 2 hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc kể trên, Nghị định cũng quy định các hình thức thực hiện dân chủ khác như cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hoặc tại các cuộc họp từ tổ, đội đến toàn doanh nghiệp hoặc tại các cuộc họp chuyên môn của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất; tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động, do người sử dụng lao động, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp thực hiện; hòm thư góp ý kiến...
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-8-2013.
Theo Chinhphu.vn