12:07, 27/07/2018

Những mẫu tem đặc biệt kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong hơn 25 bộ tem với hơn 50 mẫu tem kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ, có một số mẫu tem rất đặc biệt, nhờ đó giúp cho người sưu tập hiểu rõ hơn các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.

Trong hơn 25 bộ tem với hơn 50 mẫu tem kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ, có một số mẫu tem rất đặc biệt, nhờ đó giúp cho người sưu tập hiểu rõ hơn các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.

 

Đầu tiên là mẫu tem “Binh sĩ bị nạn” thuộc dòng tem tạm thời (tem Đông Dương in đè) mã số 53: Giáo sĩ Bá Đa Lộc, giá mặt 20c phụ thu 3đ; tem 54: Những thành phố bị tàn phá, giá mặt 15c phụ thu 5đ do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế. 2 mẫu tem được phát hành từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì chưa kịp phát hành tem mới nên đã dùng lại một số tem Đông Dương rồi in đè tên nước và một số nội dung khác để dùng tạm. 2 mẫu tem kể trên được coi là tem thương binh - liệt sĩ đầu tiên.


Mẫu tem mã số 30 (danh mục Tem Bưu chính Việt Nam): Huy hiệu thương binh, không giá, do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế phát hành ngày 1-5-1958. Đây là mẫu tem đầu tiên do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành. Điều này khẳng định chủ quyền nước ta trên toàn thế giới và trong giai đoạn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Lúc bấy giờ, mỗi thương binh và binh sĩ được Nhà nước hỗ trợ cấp 2 tem/tháng để dùng.

 

 

Mẫu tem mã số 453 (danh mục Tem Bưu chính Việt Nam): Thầy giáo thương binh là mẫu tem về thương binh không giá cuối cùng thời kỳ bao cấp, do họa sĩ Bích Ngọc thiết kế, phát hành ngày 10-11-1984. Mẫu tem có tiêu đề Việt Nam, khẳng định nước Việt Nam thống nhất, độc lập, tự do.


Mẫu tem mã số 519 (danh mục Tem Bưu chính Việt Nam): Thương binh với xe lăn là mẫu tem thương binh đầu tiên có giá mặt 5đ, do họa sĩ Trần Lương thiết kế, phát hành ngày 27-7-1987. Mẫu tem thể hiện giai đoạn Nhà nước không còn chế độ bao cấp, kinh tế phát triển, tình hình an ninh, chính trị ổn định, đất nước phồn vinh.


Ngụy Như Ánh