04:12, 09/12/2017

WHO: Trẻ em béo phì tăng gấp 10 lần trong 40 năm qua

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về một "đại dịch béo phì toàn cầu" sau khi một nghiên cứu cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên béo phì đã tăng gấp 10 lần trong 40 năm qua, theo Mirror.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về một "đại dịch béo phì toàn cầu" sau khi một nghiên cứu cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên béo phì đã tăng gấp 10 lần trong 40 năm qua, theo Mirror.
 
Điều này có nghĩa là trẻ em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ về các vấn đề sức khỏe trong tương lai như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim, cũng như các vấn đề bao gồm đau lưng và đau khớp.
 
Vậy làm cha mẹ, chúng ta nên dựa vào chỉ số BMI hay không khi có nhiều nghiên cứu cho rằng chỉ số này thực chất không thích hợp với người lớn?
 
Tuy vậy, bác sĩ phẫu thuật giảm cân Sally Norton, của Cơ quan Sức khỏe Quốc gia Anh, nói: "Các biểu đồ BMI là cách kiểm tra tiêu chuẩn cho cân nặng khỏe mạnh vì chúng cho bạn một tỉ lệ cân nặng tốt nhất phù hợp với chiều cao. Tuy nhiên, với người lớn chỉ số BMI không hoàn toàn chính xác vì người lớn có cơ bắp nặng hơn. Nó thậm chí ít chính xác hơn ở trẻ em khi chúng phát triển ở các tỉ lệ khác nhau".
 
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng một biểu đồ BMI cụ thể cho trẻ em nhưng chỉ cần xem nó như một hướng dẫn. Cách tốt nhất để biết con bị thừa cân là nhìn vào chính cơ thể chúng. Ví dụ, trẻ có một cuộn chất béo quanh bụng không?
 
Dĩ nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ khác. Trẻ em phát triển khác trước khi chúng lớn lên và chất béo quanh bụng không phải là nguyên nhân gây ra báo động ngay lập tức, đặc biệt nếu bạn và gia đình đang hoạt động và ăn uống lành mạnh.
 
Nhưng nếu chính mình có vấn đề cân nặng, bạn nên quan tâm nhiều hơn về cân nặng của con trẻ vì trẻ em có cha mẹ thừa cân có nguy cơ tăng cân 80%.
 
Với những lý do trên, ngay từ bây giờ, có thể là thời điểm tốt phụ huynh nên cải thiện chế độ ăn uống và chế độ vận động cho trẻ.
 
Theo Thanh niên