02:09, 16/09/2017

Tàu vũ trụ 3,9 tỷ USD của NASA bốc cháy, lao vào sao Thổ

Sau 20 năm hoạt động, tàu vũ trụ Cassini trị giá 3,9 tỷ USD ngày 15/9 đã gặp sự cố bốc cháy ngùn ngụt trước khi lao vào sao Thổ.

Sau 20 năm hoạt động, tàu vũ trụ Cassini trị giá 3,9 tỷ USD ngày 15/9 đã gặp sự cố bốc cháy ngùn ngụt trước khi lao vào sao Thổ.
 
Theo AP, NASA đã lên tiếng xác nhận vụ tai nạn này vào lúc 7h55 (giờ địa phương), thời điểm tín hiệu radio từ tàu vũ trụ này bị gián đoạn đột ngột trước khi tắt hẳn.
 
Theo các nhà khoa học tại NASA, trên thực tế, Cassini đã bốc cháy “như một vì sao băng” 83 phút trước đó và lao vào sao Thổ, hành tinh mà Tàu vũ trụ này có nhiệm vụ khám phá suốt 13 năm qua. Tuy nhiên, thông tin này mãi sau đó mới đến được Trái đất do khoảng cách quá xa.
 
Là tàu vũ trụ duy nhất đến thám hiểm sao Thổ, Cassini đã cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều thông tin về hành tin này cùng các vệ tinh quay xung quanh nó như Enceladus và Titan- được cho là có dấu hiệu của sự sống.
 

 

Tàu vũ trụ Cassini. Ảnh: NASA
Tàu vũ trụ Cassini. Ảnh: NASA
 
Trước khi kết thúc sứ mệnh của mình trong thảm kịch, Cassini đã kịp chụp lại một số hình ảnh về bầu khí quyển của sao Thổ và gửi về Trái đất. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, những người tham gia dự án Cassini đã cùng ôm chặt lấy nhau để động viên an ủi lẫn nhau.
 
Theo các chuyên gia tại NASA, tàu vũ trụ Cassini đã mất kiểm soát khi đang lao đi với tốc độ 122.000km/h. Các nhà khoa học tại NASA đã đề nghị sử dụng các cụm kính thiên văn học khổng lồ để tìm kiếm dấu vết của Cassini. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận, việc này khó hơn cả “mò kim dưới đáy biển” bởi Cassini quá nhỏ bé so với sao Thổ- hành tinh lớn thứ 2 trong hệ Mặt trời.
 
“Sứ mệnh vĩ đại cuối cùng” của Cassini diễn ra sau khi bình nhiên liệu trên tàu vũ trụ này bắt đầu xuống mức thấp sau 13 năm khám phá sao Thổ. Các nhà khoa học đã tìm cách tránh để Cassini lao vào vệ tinh Enceladus hay Titan nhằm tránh gây ô nhiễm 2 thế giới nguyên sơ này.
 
Đến tháng 4, Cassini được chỉnh hướng bay vào bên trong khoảng không giữa những đám mây cao nhất của sao Thổ và vành đai của nó. Đã 22 lần Cassini thực hiện thành công nhiệm vụ này.
 
Cassini rời Trái đất vào năm 1997 và bắt đầu tiến hành khám phá sao Thổ vào năm 2004. Cassini cũng giúp đưa robot thám hiểm không người lái European Huygens đặt chân đến vệ tinh Titan vào năm 2005.
 
Chưa có tàu vũ trụ nào từ Trái đất bay xa như Cassini và tàu vũ trụ này cũng là con tàu duy nhất cho đến nay thực hiện trọn một vòng bay quanh sao Thổ. Tổng cộng, Cassini đã gửi 435.000 bức hình và đi được quãng đường hơn 7,5 tỷ km.
 
Cassini được đặt theo tên nhà thiên văn học thế kỷ thứ 17 của Italy Giovanni Domenico Cassini, người đã khám phá ra 4 mặt trăng và phần mở rộng của sao Thổ./.
 
Theo VOV