Trung tâm Giám định gen ADN Công an tỉnh Khánh Hòa: Góp phần nâng cao hiệu quả điều tra án
và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội
TIN NỔI BẬT
Trung tâm Giám định gen ADN của Công an tỉnh là cơ sở khoa học hình sự đầu tiên của khu vực miền Trung và Tây Nguyên vừa được đi vào hoạt động. Để bạn đọc hiểu thêm về các hoạt động của Trung tâm, phóng viên Báo Khánh Hòa đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS - PC21) Công an tỉnh.
- P.V: Thượng tá có thể cho biết vài nét về quá trình hình thành Trung tâm Giám định gen ADN của Công an tỉnh?
- Thượng tá Nguyễn Xuân Hải: Giám định gen ADN là công nghệ kỹ thuật hình sự đỉnh cao của nhân loại, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các yêu cầu khác mang tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc.
Để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ của ngành, từ năm 2006, Viện Khoa học hình sự (KHHS) chủ trương phân cấp giám định gen ADN cho phòng CSKTHS Công an một số tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Khi có chủ trương của cấp trên, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Phòng PC21 phối hợp với các phòng liên quan… tích cực tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật, cử cán bộ lãnh đạo, chuyên môn học tập, tiếp thu quy trình giám định tại Viện KHHS; chuẩn bị cơ sở vật chất (5 phòng liên hoàn, diện tích tối thiểu 80m2 theo mô hình thiết kế của Viện, đảm bảo các trang bị cần thiết như máy lạnh, tường cách âm, bàn ghế, tủ…) và tiến hành hợp đồng với các Công ty cung cấp thiết bị tổ chức lắp đặt hoàn chỉnh. Cuối năm 2008, Viện KHHS, Cục E17 Bộ Công an cử chuyên gia vào giúp đỡ vận hành, triển khai giám định thử mẫu gen. Đầu năm 2009, Trung tâm chính thức đi vào hoạt động dưới sự đảm nhiệm của cán bộ chuyên trách Phòng PC21.
- P.V: Thượng tá nhận xét như thế nào về kết quả giám định một số mẫu gen ban đầu?
- Thượng tá Nguyễn Xuân Hải: Do trang thiết bị đảm bảo chất lượng, cán bộ giám định viên tiếp thu tốt dây chuyền công nghệ, vận dụng kiến thức đào tạo, nên sau khi tiếp nhận Trung tâm, Phòng PC21 đã giám định 6 mẫu gen ADN của 6 đối tượng phục vụ yêu cầu của Phòng PC14 và PC16 Công an tỉnh đạt độ chính xác cao. Với kết quả này, các chuyên gia của Viện KHKTHS và Cục E17 kết luận: công tác giám định đảm bảo sự tin tưởng tuyệt đối.
- P.V: Hướng hoạt động của Trung tâm Giám định gen ADN Công an tỉnh thời gian tới như thế nào, thưa Thượng tá?
- Thượng tá Nguyễn Xuân Hải: Trước hết, Trung tâm sẽ đáp ứng yêu cầu giám định của các cơ quan điều tra Công an tỉnh; giúp đỡ Công an các địa phương lân cận trong công tác giám định gen, góp phần nâng cao hiệu quả điều tra án. Về lâu dài, Trung tâm sẽ tham gia đáp ứng các nhu cầu khác của xã hội, nhất là viêïc giám định gen xác định huyết thống - một công viêïc mang tính nhân văn, nhân đạo rất cao. Tuy nhiên, để thực hiện ý tưởng đó, cần có thời gian và cơ chế, bởi các trang thiết bị, hóa chất để phục vụ giám định gen ADN hiện nay có giá thành rất cao.
Nguyễn Xuân (Thực hiện)
các thông tin tiện ích
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Môi trường bền vững các thành phố Duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang thông báo:
- Dự án Champarama Resort & Spa thông báo về việc chi trả tiền bồi thường và hỗ trợ cho người dân
- Thông báo truy tìm đối tượng
- Lời cảm tạ của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Đầu tư xây dựng Cầu Ngọc Thảo, TP. Nha Trang thông báo
- Thư mời tham dự cuộc thi "Sanvinest Khánh Hòa đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng"
- Mất giấy tờ
- Công ty TNHH Tâm Hương thông báo về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Kiều Diễm
- UBND TP. Nha Trang thông báo