11:07, 03/07/2018

Có một "Dòng sông quê anh - dòng sông quê em"

Khởi thủy để trở thành một ca khúc hay đầy lãng mạn  chính là bài thơ thơ giàu cảm xúc có tên "Dòng sông quê anh - dòng sông quê em" của nhà thơ Lai Vu in trên tạp chí "Núi Tản sông Đà" của Hội Văn nghệ Hà Sơn Bình (Hà Sơn Bình khi đó là ghép 3 tỉnh cũ Hà Tây, Sơn Tây và Hòa Bình).

Khởi thủy để trở thành một ca khúc hay đầy lãng mạn  chính là bài thơ thơ giàu cảm xúc có tên “Dòng sông quê anh - dòng sông quê em” của nhà thơ Lai Vu in trên tạp chí “Núi Tản sông Đà” của Hội Văn nghệ Hà Sơn Bình (Hà Sơn Bình khi đó là ghép 3 tỉnh cũ Hà Tây, Sơn Tây và Hòa Bình).


Năm 1978, nhạc sĩ Đoàn Bổng đang công tác ở Đài Truyền hình Trung ương (Đài Truyền hình Việt Nam sau này) lên Hòa Bình đã gặp bài thơ “Dòng sông quê anh - dòng sông quê em”. Vốn là người con đất Hà Tây với dòng sông Đáy như dải lụa, Đoàn Bổng thực sự xúc động về hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng của tình yêu với hai dòng sông tiêu biểu của quê hương Hà Sơn Bình: sông Đà và sông Đáy. Khi đó sông Đà chuẩn bị khởi công thành công trình thế kỷ - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Nhà thơ Lai Vu đã thể hiện cảm xúc dâng trào về sự biến đổi to lớn của dòng sông nổi tiếng này. Ngược lại với sông Đà dữ dội, tràn đầy năng lượng biểu tượng cho chàng trai thì sông Đáy hiền hòa mềm mại chảy qua những cánh đồng Hà Tây quê hương trù phú với nhiều danh thắng nổi tiếng như: chùa Hương Tích, núi Trầm, Hát Môn… hiển nhiên là cô gái rồi. Chính hai dòng sông tạo thành mối tình quê hương đẹp hơn cả tranh. Đây cũng là một hình ảnh biểu trưng hiếm có lấy hai dòng sông làm thành tình yêu nam nữ.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Cuối năm 1978, bài hát “Dòng sông quê anh - dòng sông quê em” vang trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam với đôi song ca nổi tiếng khi đó là Lê Dung và Tiến Thành. Nhạc sĩ Đoàn Bổng kể, khi vừa sáng tác xong thì ca sĩ Minh Quang ở Đoàn Ca nhạc Quân đội tới chơi xin được thu âm, tuy nhiên, sau đó Minh Quang ốm nên nhờ Tiến Thành và Lê Dung khi ấy đang là ca sĩ của Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Bài hát thực sự gây ấn tượng với khán giả về lời ca, giai điệu và nhanh chóng trở thành ca khúc được công chúng viết thư yêu cầu nghe trên các chương trình ca nhạc thời đó. Sau này, danh ca Kiều Hưng cũng Lê Dung thu lại bài hát, đưa bài hát lên tầm cao mới. Vì Kiều Hưng cũng là người con Hà Tây - sông Đáy, có giọng trữ tình bậc nhất của giới ca sĩ, còn Lê Dung - người con gái đất mỏ Quảng Ninh nhưng có thiên bẩm tuyệt vời: “Dòng sông Đáy quê em, sông trăng hay sông lụa, nong kén vàng như lúa, tròn vạnh một góc trời/Dòng sông Đà quê anh, đã dựng ghềnh dựng thác”. Sau này có Thu Hiền cùng hát với Kiều Hưng và hiện nay có Anh Thơ - Việt Hoàn thể hiện cũng rất ấn tượng. Người dân Hà Tây (cũ) đã rất tự hào về bài hát này cùng bài hát “Hà Tây quê lụa” của nhạc sĩ Nhật Lai thời chống Mỹ.


Suốt hơn 4 thập kỷ cho đến hôm nay, những dịp lễ trọng đại của đất nước, ca khúc “Dòng sông quê anh - dòng sông quê em” lại vang lên như một giai điệu ngợi ca Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.  Chính những ca khúc như thế đã làm lay động, khơi gợi cảm xúc tình yêu con người.


Dương Trang Hương