09:06, 25/06/2018

Rạng danh châu Á

Có thể nói đội tuyển Nhật Bản đã làm rạng danh cho các quốc gia châu Á bằng một trận đấu đôi công hết sức cân tài cân sức với đội tuyển Senegal, đội bóng đã thắng đội tuyển Ba Lan ở lượt trận trước. Từ đó, cánh cửa để đội tuyển Nhật Bản lọt vào vòng 2 World Cup 2018 đã khá rộng mở.

Có thể nói đội tuyển Nhật Bản đã làm rạng danh cho các quốc gia châu Á bằng một trận đấu đôi công hết sức cân tài cân sức với đội tuyển Senegal, đội bóng đã thắng đội tuyển Ba Lan ở lượt trận trước. Từ đó, cánh cửa để đội tuyển Nhật Bản lọt vào vòng 2 World Cup 2018 đã khá rộng mở.
 
Đội tuyển Nhật Bản đã có một trận đấu ngoan cường trước đội tuyển Senegal.
Đội tuyển Nhật Bản đã có một trận đấu ngoan cường trước đội tuyển Senegal.
Bảng H là một bảng đấu đã được dự đoán là không dễ dàng cho bất cứ đội bóng nào, và trên thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Sau lượt đấu đầu tiên, 2 đội bóng được đánh giá cao nhất là Ba Lan và Colombia lại đều thất bại, không có điểm nào. Trong khi đó, 2 đội bóng được đánh giá thấp hơn là Nhật Bản và Senegal lại đều dành trọn 3 điểm. Do đó, Nhật Bản và Senegal đã có được ưu thế nhất định trong lượt đấu thứ 2 này, trong khi Ba Lan và Colombia phải quyết đấu với nhau, bởi lẽ đội nào thua sẽ phải rời World Cup về nước sớm.
 
Giữa đội tuyển Senegal và đội tuyển Nhật Bản, đội tuyển Senegal được đánh giá nhỉnh hơn. Về mặt thành tích tại World Cup, đội tuyển Senegal đã từng lọt vào tới tứ kết World Cup 2002, trong khi đó đội tuyển Nhật Bản chỉ khiêm tốn với 5 lần được tham dự World Cup và 2 trong đó vượt qua được vòng 1. Về mặt con người, các cầu thủ của đội tuyển Senegal có thể chất nổi trội, thể hình cao lớn hơn, tốc độ tốt hơn các cầu thủ Nhật Bản. Về mặt chất lượng cầu thủ, trong đội hình đội tuyển Senegal có khá nhiều cầu thủ ngôi sao thi đấu cho các câu lạc bộ lớn trên thế giới như: Kalidou Koulibaly (Napoli), Sadio Mane (Liverpool), Diao Balde Keita (Monaco), Mbaye Niang (Torino)… Trong khi đó đội tuyển Nhật Bản cũng có một vài cái tên đáng chú ý như: Yuto Nagatomo (Galatasaray), Maya Yoshida (Southampton), Shinji Kagawa (Dortmund), Shinji Okazaki (Leicester), Yuya Osako (Werder Bremen)… nhưng rõ ràng chất lượng vẫn có phần thua sút so với đội tuyển Senegal.
 
Với nhiều ưu thế như vậy, đội tuyển Senegal đã chủ động tấn công ngay từ đầu với các phương án tấn công tương tự như khi gặp đội tuyển Ba Lan, đó là dùng tốc độ và thể lực đè ép, sử dụng các đường tấn công biên tốc độ để xuyên phá, đưa bóng vào cho các cầu thủ bên trong tận dụng lợi thế thế hình dứt điểm. Và quả thật với chiến thuật này, đội tuyển Senegal đã chiếm ưu thế khá nhiều, thậm chí đã có bàn mở tỷ số trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là đội tuyển Nhật Bản chấp nhận thất bại, và ngược lại họ đã cho cả thế giới thấy một tinh thần thi đấu quật cường, một phong cách thi đấu rất “biết mình biết ta” để lợi dụng những ưu thế của bản thân chống lại các cầu thủ Senegal có thể hình vượt trội.
 
Huấn luyện viên Akira Nishino đã chọn cho đội tuyển Nhật Bản một đấu pháp hợp lý, đó là phòng ngự phản công, sử dụng số đông và bọc lót cho nhau để hạn chế đến mức tối đa ưu thế thể hình của các cầu thủ Senegal. Tránh sa vào những cuộc đấu nghiêng về thể hình, thể lực mà tận dụng ưu thế về kỹ thuật để giữ bóng và khống chế thế trận, không để cho đội tuyển Senegal có nhiều bóng. Ở mặt trận tấn công, đội tuyển Nhât Bản lợi dụng những đường lên bóng từ hai biên của đội tuyển Senegal, để rồi khoan sâu vào chính 2 cánh này khi mà các cầu thủ Senegal dâng cao chưa kịp về phòng ngự. Và tất cả những chiến thuật trên được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật cá nhân rất tốt, những như nền tảng thể lực tốt đến không ngờ của các cầu thủ Nhật Bản.
 
Sử dụng đấu pháp hợp lý, thi đấu với quyết tâm và sự kiên trì rất cao, lại có một nền tảng thể lực cực tốt, các học trò huấn luyện viên Akira Nishino cho thấy họ khó bị đánh bại đến như thế nào khi mà lần lượt Takashi Inui và Keisuke Honda có bàn thắng gỡ hòa trước đội tuyển Senegal. Các thông số trận đấu đều cho thấy rõ ràng chiến thuật của cả 2 đội, khi mà đội tuyển Senegal có tới 13 lần dứt điểm chính xác 7 so với 7 lần dứt điểm chính xác 3 của đội tuyển Nhật Bản, nhưng đội tuyển Nhật Bản lại chiếm 53% thời lượng bóng, có 449 đường chuyền so với 337 của đội tuyển Senegal.
 
Tuy là một trận hòa, nhưng lại là một trận thi đấu hay, hoàn toàn xứng đáng có được 1 điểm của đội tuyển Nhật Bản. Với trận chia điểm này, Senegal và Nhật Bản mỗi đội có được 4 điểm. Như vậy ở bảng H, đội nào thua trong trận đấu giữa đội tuyển Ba Lan và Colombia sẽ phải về nước sớm, và 3 đội còn lại sẽ tranh chấp 2 suất vào vòng trong. Còn nếu Ba Lan và Colombia chia điểm, Senegal và Nhật Bản chỉ cần tối thiểu 1 điểm ở lượt đấu cuối là có thể vào vòng 2.
Cao Duy