03:04, 16/04/2018

5 vấn đề thường gặp sau tuổi 40

Sau đây là một số vấn đề sức khỏe phổ biến mà bạn nên chú ý nếu ở trong độ tuổi 40, cùng những biện pháp giảm thiểu rủi ro mắc phải, theo Hãng tin ANI.

Sau đây là một số vấn đề sức khỏe phổ biến mà bạn nên chú ý nếu ở trong độ tuổi 40, cùng những biện pháp giảm thiểu rủi ro mắc phải, theo Hãng tin ANI.

 

Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock
Những cơn đau nhức. Tình trạng đau đầu gối kinh niên do bệnh viêm khớp, đau lưng và viêm đốt sống do tư thế không phù hợp có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc gặp khó khăn khi phải làm việc trong nhiều giờ. Những vấn đề này có thể xử lý được nếu bạn thường xuyên tập thể dục, đồng thời duy trì một chế độ ăn uống bổ dưỡng và lành mạnh.
 
Stress. Gánh nặng quản lý tài chính, công việc và chăm sóc cho gia đình có thể khiến bạn bị quá tải, căng thẳng. Việc cần làm là dành một ít thời gian để giữ cho thân thể và trí não khỏe khoắn. Hãy biến các hoạt động thể chất vừa phải như đạp xe, chạy bộ, bơi lội thành thói quen hằng ngày. Duy trì một mô hình ngủ - thức tốt, điều độ. Nên tập thêm yoga hay ngồi thiền.
 
Tăng huyết áp và cholesterol. Đây là 2 trong những căn bệnh thầm lặng phổ biến nhất ngày nay. Nếu không được xử lý ở tuổi này, những chỉ dấu về sức khỏe tim có thể dần tích tụ rủi ro phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng khác như đau tim và đột quỵ. Việc kiểm tra tim thường xuyên có thể giúp theo dõi và chẩn đoán bất kỳ biến chứng nào, đặc biệt nếu bạn có tiền sử bệnh động mạch vành và đột quỵ. Ngoài ra, cần kiểm tra cholesterol mỗi 5 năm 1 lần sau tuổi 40.
 
Chứng loãng xương. Mật độ xương dần tụt giảm trong độ tuổi 40, ảnh hưởng đến sức khỏe xương và đặt mọi người vào rủi ro bị chứng loãng xương. Dù tình trạng này phổ biến ở những phụ nữ mãn kinh, việc thiếu hụt calcium và vitamin D cũng gây rủi ro cho đàn ông. Với những người làm việc trong văn phòng có hệ thống điều hòa khí hậu, cần dành ít nhất nửa tiếng “phơi nắng” mỗi ngày.
 
Tiểu đường. Béo phì, stress và những thói quen ăn uống không lành mạnh tạo ra rủi ro mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho những người trong nhóm tuổi từ 45 - 65. Để phòng ngừa căn bệnh mãn tính này, cần duy trì một lối sống lành mạnh, theo đuổi một chế độ ăn lành mạnh, kiểm tra đường huyết thường xuyên (3 năm 1 lần sau tuổi 45). 
 
Theo Thanh niên